Tiểu sử Lê_Công_Phước

Bạch công tử tên thật là Lê Công Phước, còn thường gọi George Phước. Tên Bạch công tử là để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Ba Huy, vì có nước da đen nên được gọi Hắc công tử. George Phước là con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng[2], người ở làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, lúc bấy giờ thuộc trung tâm tỉnh lỵ Mỹ Tho (ngày nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Theo các tài liệu còn ghi lại thì Đốc phủ Sủng là người gốc Bình Định, khoảng thập niên 1880 vào làm quận trưởng Châu Thành, sau làm quận trưởng Chợ Gạo và định cư tại đây. Là một trong những người có thế lực trong vùng thời bấy giờ, Đốc phủ Sủng từng đại diện cho tỉnh Mỹ Tho đi dự hội chợ bên Pháp và cũng nhờ vậy Bạch Công tử được đi du học tại Pháp vào năm 1909. Điều nầy trong Điếu Cổ Hạ Kim thi tập in năm 1909 có nhắc tới.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thì gia đình Đốc phủ Sủng không giàu,Ông Sủng có nhiều vợ, trong đó có bà Đào Thị Linh là người ở Chợ Cũ, Mỹ Tho, có quốc tịch Pháp. Hai người kết hôn chính thức có hôn thú, nhưng nửa chửng thì chia tay nhau. Thời gian sau, khi bà Linh bị bệnh lao (bấy giờ là bệnh nan y) thì không hiểu lý do gì hai người tái hợp và kết hôn lại. Sau đó Đốc phủ Sủng thuê một căn phố ở Sài Gòn để nuôi bà Linh. Sau khi bà Linh chết khi còn rất trẻ và để lại một gia tài lớn cho cha con ông Sủng(. Theo Điếu Cổ Hạ Kim thi tập năm 1915 của Nguyễn Liên Phong thì đám tang bà Linh bấy giờ được tổ chức khá ầm ĩ, có lính Tây đem dàn nhạc tới đưa tiễn.

Về sau,ông Sủng cũng đột ngột mất không để lại di chúc.Nên George Phước được toàn quyền thừa kế toàn bộ tài sản của cha mình để lại,do ông là con duy nhất của ông Sủng và bà Linh (Người vợ duy nhất có hôn thú).Tổng tài sản của George Phước lúc bấy giờ được biết không dưới 1000 mẫu ruộng